Các cách cầm máu vết thương đơn giản mà hiệu quả từ dân gian



Khi bị thương và chảy máu, bạn đừng quá hoảng hốt mà hãy bình tĩnh để xử trí. Việc đầu tiên cần làm là phải cẩm máu.

Một số loại lá cây có tác dụng cầm máu vết thương tại chỗ rất dễ kiếm xung quanh như cây bỏng, cỏ mực, huyết dụ, tam thất, nhọ nồi, móng rồng, lá tía tô, nõn chuối, lá dâu non… Trong trường hợp vết thương đang chảy máu mà không thể mua được thuốc tây y, bạn có thể dùng ngay một trong những loại lá cây này rửa sạch, dập nát rồi đắp lên vết thương sau đó dùng gạc ép lại.
Ngoài ra, một số nguyên liệu thiên nhiên khi kết hợp lại thì có thể tạo ra  thuốc cầm máu vết thương dự phòng tại nhà. Vừa có tác dụng cầm máu tốt lại có thể kích thích hình thành da mô mới. Vì vậy, mỗi gia đình nên chuẩn bị cho một ít thuốc cầm máu, loại này để phòng trường hợp
khẩn cấp:

1.  Bột cây đại sâm hành (không cần hạn chế liều lượng). Phương pháp điều chế: đại sâm hành chỉ lấy củ (loại bỏ lá, rễ và thân), rửa sạch, thái mỏng, đem phơi (có thể sấy) thật khô, đem tán nhỏ thành dạng bột mịn sau đó cho vào chai hoặc túi kín đem cất đi dùng dần. Cách dùng tương tự như dùng với lá thông thường: rửa sạch vết thương sau đó rắc bột củ đại sâm hành lên vết thương, dùng gạc băng vết thương lại. Củ đại sâm hành ngoài tác dụng cầm máu còn có tác dụng giảm đau, kích thích lên da non của vết thương.

2. Cây cẩu tích: lông cây cẩu tích sau khi ngâm cồn 90 độ đem phơi khô. Khi có vết thương chảy máu lấy đắp vào rồi băng ép vết thương thật chặt sẽ nhận thấy máu được cầm rất nhanh.
3. Lá trầu không, lá gai, hạt cau già lấy theo tỷ lệ 2:1:2 đem phơi khô, tán bột mịn, rắc lên vết thương rồi băng vết thương lại.

4. Cỏ nhọ nồi (cỏ mực) sao cháy đen 100g, lá chuối hột khô sao cháy đen 100g, than tóc 100g. Chế biến: Cỏ nhọ nồi cắt bỏ rễ, rửa sạch, phơi khô, thái nhỏ, sao đen (tồn tính), lá chuối hột rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô, sao đen (tồn tính), tóc rửa bằng nước bồ kết, sấy khô rồi đốt cháy thành than. Ba thứ trên liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, rây mịn. Đựng vào chai lọ hay túi nylon hàn kín. Bảo quản nơi khô ráo. Cách dùng: Rắc thuốc cầm máu lên cho kín vết thương, sau khi đã sát trùng, đặt gạc hay vải sạch lên vết thương, băng ép chặt. Mỗi ngày thay thuốc một lần. Tác dụng: Cầm máu, tiêu ứ máu, giảm sưng đau, lên da non, điều trị các vết thương phần mềm.

5. Sử dụng bột của củ tam thất bắc hoặc sử dụng tam thất tươi thái lát đắp trực tiếp lên vết thương để cầm máu. Tam thất bắc còn có nhiều tên gọi khác như sâm tam thất, thổ sâm, kim bát hoàn, thuộc họ nhân sâm.
Bởi khả năng cầm máu, tam thất bắc rất phổ biến trong việc chữa các trường hợp chảy máu do chấn thương, kể cả những vết thương nội tạng.

Đối với mục đích sử dụng tam thất để cầm máu, giảm đau nhanh, mỗi ngày nên uống từ 10 –  20 g, chia làm 4 – 5 lần. Lưu ý rằng phụ nữ có thai không được dùng tam thất.
Do nhiều người chưa hiểu được hết công dụng của tam thất nên đôi khi sử dụng theo quan điểm cá nhân, một cách tùy tiện. bạn hãy trang bị cho mình những kiến thức cần thiết trong việc sơ chế tam thất để có được kết quả tốt nhất.

Nhận xét